SỰ KIỆN BẤT KHẢ KHÁNG TRONG BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG
SỰ KIỆN BẤT KHẢ KHÁNG TRONG BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG
Sau đây, xin mời các bạn cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây của HTM & Partner về vấn đề SỰ KIỆN BẤT KHẢ KHÁNG TRONG BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG.
1.CĂN CỨ PHÁP LÝ.
- Bộ luật Dân sự năm 2005.
- Bộ luật Dân sự năm 2015.
- Nghị quyết số 02/2022/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Dân sự về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
2.NỘI DUNG.
1) Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
“1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
3. Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này.”
Căn cứ phát sinh trách nhiệm dân sự bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là cơ sở pháp lý mà dựa vào đó, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại, đó là “hành vi xâm phạm của người gây thiệt hại”, khác với quy định tại Điều 604 BLDS năm 2005, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được nhà làm luật xây dựng theo hướng người gây thiệt hại phải có “lỗi cố ý hoặc vô ý”.
2) Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
+Có thiệt hại xảy ra
+Hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật
+Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra
Khắc phục điểm bất hợp lý của Điều 604 BLDS năm 2005, điều kiện để phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là phải có lỗi của người gây thiệt hại, bởi với những trường hợp thiệt hại là do tài sản gây ra thì hầu như cơ quan chức năng rất “lúng túng” khi giải quyết.
3) Sự kiện bất khả kháng trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
“Sự kiện bất khả kháng” là một thuật ngữ có nguồn gốc tiếng Pháp “force majeure” có nghĩa là “sức mạnh tối cao” hoặc “sức người không thể kháng cự nổi”. Sự kiện này xảy ra không phải do lỗi của bất kỳ bên nào, mà hoàn toàn ngoài ý muốn và các bên không thể dự đoán trước, cũng như không thể tránh và khắc phục được, dẫn đến không thể thực hiện hoặc không thể thực hiện đúng hoặc đầy đủ nghĩa vụ, bên chịu sự cố này có thể được miễn trừ trách nhiệm của hợp đồng hoặc kéo dài thời gian thực hiện hợp đồng.
Sự kiện bất khả kháng có thể là những hiện tượng do thiên nhiên gây ra, như lũ lụt, hỏa hoạn, bão, động đất, sóng thần,… Việc coi các hiện tượng thiên tai có thể là sự kiện bất khả kháng được áp dụng khá thống nhất trong luật pháp và thực tiễn của nhiều nước trên thế giới. Bên cạnh đó, cũng có quan điểm cho rằng,“sự kiện bất khả kháng” cũng có thể là những hiện tượng xã hội như chiến tranh, bạo loạn, đảo chính, đình công, cấm vận, thay đổi chính sách của chính phủ… Tuy nhiên, cách hiểu và thừa nhận các hiện tượng xã hội có là “sự kiện bất khả kháng” là rất đa dạng và nhiều điểm chưa có sự thống nhất.
Theo khoản 1 Điều 156 BLDS năm 2015 (thay thế khoản 1 Điều 161 BLDS năm 2005):
“Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép”.
Trong khi đó, khoản 1 Điều 156 BLDS năm 2015 chỉ đặt ra quy định “sự kiện bất khả kháng” liên quan đến phần thời hiệu, cụ thể là để xác định thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự. Tham khảo quy định tại các điều 294, 295 và 296 Luật Thương mại năm 2005, cũng quy định về “sự kiện bất khả kháng”, mà theo đó, khi có sự kiện bất khả kháng xảy ra, bên vi phạm hợp đồng phải có sự thông báo ngay cho bên kia về trường hợp miễn trách nhiệm trong một khoảng thời gian thích hợp, nếu không thì vẫn phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại,…
Một số văn bản dưới luật trước đây cũng có định nghĩa thế nào là sự kiện bất khả kháng.
“sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan mà bên vi phạm không thể kiểm soát được, không thể lường trước được và không thể tránh được, mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết trong khả năng cho phép. Sự kiện bất khả kháng bao gồm mưa, giông, bão, lốc, lụt, sấm sét, hạn hán, động đất, chiến tranh, phá hoại và các trường hợp khác theo quy định của pháp luật”.
Khoản 1 Điều 156 BLDS năm 2015 quy định:
“Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép”.
a) Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.
Một là, đây phải là “sự kiện xảy ra một cách khách quan”. Sự kiện này có thể là sự kiện tự nhiên như thiên tai, nhưng cũng thể là do con người gây ra như hành động của một người thứ ba. Về tính “khách quan”, trong thực tế giới hạn giữa “khách quan” và “không khách quan” đôi khi rất mỏng manh. Khi một doanh nghiệp không thể thực hiện được hợp đồng đối với đối tác của mình do công nhân của doanh nghiệp đình công thì có được coi là một sự kiện xảy ra một cách khách quan không? Theo người viết, câu trả lời là không.
Hai là, đây phải là sự kiện “không thể lường trước được” tại thời điểm giao kết hợp đồng nhưng xảy ra sau thời điểm này. Các bên có thể không lường trước được một sự kiện xảy ra tại thời điểm giao kết. Trong trường hợp như vậy thì chúng ta không áp dụng chế định liên quan đến bất khả kháng.
Ba là, sự việc xảy ra “không thể khắc phục” được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết.
Nhìn chung, vấn đề bất khả kháng còn quy định rất chung chung, thậm chí là khó hiểu cũng như không bao quát được các trường hợp trong thực tế. Điều này sẽ dẫn tới những kết quả xét xử khác nhau của Tòa án với cùng một sự biến pháp lý, bởi nếu xác định đúng là “sự kiện bất khả kháng” thì người gây thiệt hại không phải chịu trách bồi thường, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật quy định khác.
Một vấn đề khác, đang gây tranh cải hiện nay, đó là, có quan điểm cho rằng, căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người có hành vi gây thiệt hại quy định tại khoản 1 Điều 584 BLDS năm 2015 dựa trên nguyên tắc suy đoán lỗi, người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp BLDS, luật khác có liên quan quy định khác.
Việc xác định yếu tố lỗi trong trách nhiệm dân sự nói chung và trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói riêng hiện cũng có nhiều quan điểm khác nhau. Nhưng nhìn chung, đều thừa nhận lỗi được biểu hiện dưới hai hình thức cố ý và vô ý. Ngoài ra, còn phân biệt mức độ lỗi trong hình thức lỗi vô ý gồm lỗi vô ý nặng và lỗi vô ý nhẹ. Trong phạm vi này, chúng tôi không đề cập đến yếu tố lỗi trong tất cả các quan hệ pháp luật dân sự có tranh chấp, mà chỉ bàn về yếu tố lỗi trong trách nhiệm dân sự bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
Theo quy định tại Điều 364 BLDS năm 2015, lỗi trong trách nhiệm dân sự bao gồm lỗi cố ý, lỗi vô ý. Riêng với lỗi cố ý, xét về mặt khách quan, quy định tại đoạn 2 Điều 364 BLDS năm 2015 đã dự liệu trường hợp người gây thiệt hại nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện, cho dù người đó mong muốn hoặc không mong muốn nhưng đã có thái độ để mặc cho thiệt hại xảy ra thì người đó phải chịu trách nhiệm dân sự về hành vi có lỗi cố ý của mình.
Theo nội dung quy định tại đoạn 2 Điều 364 BLDS năm 2015, cần thiết phải làm rõ những quan hệ và yếu tố có liên quan đến phạm vi lỗi của người gây thiệt hại.
Một người nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện và mong muốn hoặc không mong muốn, nhưng để mặc cho thiệt hại đó xảy ra thì lỗi của người gây thiệt hại là lỗi cố ý. Những yếu tố liên quan đến hình thức lỗi cố ý gây thiệt hại được thể hiện ở những mức độ khác nhau, do biểu lộ ý chí của chủ thể đã là yếu tố quyết định hình thức lỗi. Khi xác định lỗi cố ý gây thiệt hại ngoài hợp đồng, cần phải phân biệt với những hành vi gây thiệt hại khác, không thuộc hành vi do lỗi cố ý hoặc vô ý gây ra. Đó là hành vi gây thiệt hại được xác định là phòng vệ chính đáng; tình thế cấp thiết (Điều 594; Điều 595 BLDS năm 2015).
“Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên. Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.”; Khoản 1 Điều 23 của Bộ luật này, quy định: “Tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn tránh gây thiệt hại cho quyền, lợi ích hợp pháp của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa. Hành vi gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết không phải là tội phạm.”
4) Xác định yếu tố lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
Khi xác định và phân tích yếu tố lỗi trong trách nhiệm dân sự bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, cần thiết phải đặt yếu tố đó trong mối liên hệ với những sự kiện pháp lý khác, mà rõ nét hơn cả là sự biến pháp lý tuyệt đối và sự biến pháp lý tương đối là những căn cứ làm phát sinh, thay đổi và chấm dứt quan hệ pháp luật dân sự.
“Lỗi vô ý là trường hợp một người không thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, mặc dù phải biết hoặc có thể biết trước thiệt hại sẽ xảy ra hoặc thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, nhưng cho rằng thiệt hại sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được”.
Về mặt lý luận, thì sự biến pháp lý tuyệt đối là sự biến của một sự kiện phát sinh, thay đổi, chấm dứt không phụ thuộc vào ý thức của con người, ý thức của con người không kiểm soát được sự kiện đó. Sự biến pháp lý tuyệt đối có ý nghĩa pháp lý đặc thù, bởi vì sự biến đó được đặt trong mối liên hệ về không gian và thời gian cụ thể, theo đó trách nhiệm dân sự không phát sinh đối với một hoặc hai bên chủ thể của quan hệ đó.
Cũng theo quy định tại khoản 2 Điều 584 BLDS năm 2015, trách nhiệm hỗn hợp (lỗi hỗn hợp) được loại trừ. Mà theo đó, hình thức lỗi của người bị thiệt hại không cần phải xác định, mà lỗi hiểu theo nghĩa “hoàn toàn” thuộc về người bị thiệt hại. Áp dụng quy định này trong việc giả quyết việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, cần phải làm rõ những vấn đề sau đây:
Một là, thiệt hại xảy ra hoàn tòan do lỗi của người bị thiệt hại, thì người gây thiệt hại không phải bồi thường. Lỗi của người bị thiệt hại có thể do vố ý hoặc cố ý nhưng phải xác định được lỗi đó hoàn toàn thuộc về người bị thiệt hại, theo đó người gây thiệt hại phải là người hoàn toàn không có lỗi thuộc hình thức này hay hình thức khác, ở mức độ này hay ở mức độ khác thì người có đó không phải bồi thường.
Ba là, lỗi phản ánh yếu tố tâm lý của con người, có tác động trực tiếp đến hành vi của người đó và thiệt hại xảy ra do hành vi vô ý vì cẩu thả, vô ý vì quá tự tin mà gây ra thiệt hại đã phản ánh yếu tố tâm lý chủ quan của người đó. Việc xác định trách nhiệm hỗn hợp căn cứ vào mức độ lỗi của mỗi bên đã có tính thuyết phục, bởi tính hợp lý của cách xác định đó.
Đến đây có thể hiểu như thế nào về trường hợp người bị thiệt hoàn toàn có lỗi, và lỗi đó là lỗi vô ý hay cố ý. Mối liên hệ giữa lỗi vô ý của người gây thiệt hại và lỗi cố ý của người bị thiệt hại có ảnh hưởng như thế nào đến việc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của các bên? Giải đáp những vấn đề nêu ra ở trên, cần tuân theo những nguyên tắc sau đây:
+Nếu thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại cho dù lỗi đó là vô ý hay cố ý, mà người gây thiệt hại hoàn toàn không có lỗi thì người gây thiệt hại không phải bồi thường.
+Người gây thiệt hại có lỗi vô ý và người bị thiệt hại cũng có lỗi vô ý trong việc gây ra thiệt hại thì trách nhiệm này là trách nhiệm hỗn hợp.
+Người gây thiệt hại có lỗi vô ý, người bị thiệt hại có lỗi cố ý thì người gây thiệt hại không phải bồi thường.
Như vậy, thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại cho dù lỗi đó có ở hình thức này hay hình thức khác, ở mức độ này hay mức độ khác thì người gây thiệt hại không có trách nhiệm bồi thường.
Lỗi trong trách nhiệm dân sự bồi thường thiệt hạingoài hợp đồng do pháp luật qui định trước, chứ không thể dựa vào nguyên tắc do suy đoán yếu tố lỗi.
Khi xác định trách nhiệm dân sự bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, cần phải xác định yếu tố lỗi để có căn cứ quy trách nhiệm cho người có hành vi trái pháp luật, người có hành vi có lỗi phải bồi thường thiệt hại. Bên cạnh đó, cũng cần phải phân biệt những trách nhiệm dân sự liên quan đến những quan hệ dân sự và những chủ thể nhất định của quan hệ dân sự đó và trách nhiệm dân sự của chủ thể,
Trên đây là phần trình bày của HTM & PARTNER về: SỰ KIỆN BẤT KHẢ KHÁNG TRONG BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG.
Quý khách có nhu cầu Tư vấn pháp luật – Dân sự – Hình sự – Hành chính, xin quý khách vui lòng liên hệ:
LUẬT SƯ TƯ VẤN TRỰC TIẾP: 0989. 111. 863
Phụ trách nội dung:ThS. LS. TRẦN VĂN HUY – Luật sư điều hành HTM & PARTNER
Địa chỉ: Số 70, Ngõ 203, Đường Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.
Website: https://luathtm.vn/
Email: Luathtm.vn@gmail.com
Fanpage: https://www.facebook.com/luathtm/
Zalo liên hệ Luật sư: 0989. 111. 863
Mã QR Zalo Luật sư:
Bạn có thể tham khảo thêm các bài viết tại đây:
- https://tintuc.luathtm.vn/an-treo-dieu-kien-de-duoc-huong-an-treo-theo-blhs-2015
- https://tintuc.luathtm.vn/khoi-kien-vu-an-hanh-chinh-2030.html
- https://tintuc.luathtm.vn/khoi-kien-vu-an-tranh-chap-dat-dai-2230.html
- https://tintuc.luathtm.vn/cac-hinh-phat-theo-quy-dinh-cua-blhs-2015-2273.html
- https://tintuc.luathtm.vn/mien-trach-nhiem-hinh-su-theo-blhs-2015-2268.html