Nền kinh tế thị trường của chúng ta vẫn đang trong giai đoạn sơ khai và còn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn và thách thức. Cụ thể, đó là những tranh chấp của các chủ thể hoạt động kinh doanh diễn ra ngày càng nhiều về số lượng, phức tạp về mức độ tranh chấp, nổi lên đó là các Tranh chấp pháp lý giữa các cổ đông trong Công ty cổ phần (CTCP). Có thể nói, tranh chấp trong kinh doanh thương mại nói chung và tranh chấp pháp lý giữa các cổ đông trong CTCP nói riêng là một hiện tượng tất yếu của xã hội đang phát triển mạnh mẽ như Việt Nam.
Sau đây HÃNG LUẬT HTM xin được tư vấn về vấn đề này như sau:
1. CƠ SỞ PHÁP LÝ
– Luật Doanh nghiệp 2020;
– Bộ luật Tố tụng dân sự 2015;
– Nghị định số 22/2017/NĐ-CP.
2. NỘI DUNG
2.1 Khái niệm, đặc điểm về Công ty Cổ phần
Theo quy định tại khoản 1 Điều 111 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định:
“Điều 111. Công ty cổ phần
- Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó:
- a) Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;
- b) Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa;
- c) Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;
- d) Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 và khoản 1 Điều 127 của Luật này.”
– Từ khái niệm nêu trên, ta thấy CTCP có một số đặc điểm sau đây:
- Vốn điều lệ của công ty được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Giá trị mỗi cổ phần tại thời điểm thành lập công ty gọi là mệnh giá và được xác nhận bởi cổ phiếu. Mỗi cổ phiếu có thể xác nhận việc nắm giữ một hoặc một số cổ phần. Việc góp vốn vào công ty được thực hiện bằng cách mua cổ phần.
- Số lượng cổ đông tối thiểu là 3 và không giới hạn số lượng tối đa.
- Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp. Đây là chế độ trách nhiệm hữu hạn.
- Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phiếu của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 120 và khoản 1 Điều 127 Luật Doanh nghiệp. Cổ đông trong CTCP có thể thay đổi dễ dàng.
– Cấu trúc cổ phần:
+ Cổ phần phổ thông (CPPT): bắt buộc có, người sử dụng cổ phần phổ thông là cổ đông phổ thông.
+ Cổ phần ưu đãi (CPƯĐ): có nhiều loại (cổ phần ưu đãi biểu quyết, cổ phần ưu đãi cổ tức, cổ phần ưu đãi hoàn lại), không bắt buộc, người sử dụng cổ phần ưu đãi gọi là cổ đông ưu đãi.
Cổ phần phổ thông | Cổ phần ưu đãi |
– Tính bắt buộc: bắt buộc phải có, cổ đông sáng lập cùng nhau mua ít nhất 20%CPPT. Khi CPPT phát hành tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp (sau khi thành lập doanh nghiệp thì cổ đông sáng lập không bắt buộc 20%).
– Tính phổ biến của CPPT: ai mua cũng được, nhưng không thuộc khoản 3 Điều 17 LDN. – Tính chuyển đổi: CPPT không được chuyển đổi thành CPƯĐ, bởi vì CPPT bắt buộc phải có trong CTCP. – Hạn chế: + Chuyển nhượng cho Cổ đông sáng lập khác sẽ được tự do. + Chuyển nhượng cho người khác không phải là Cổ đông sáng lập Đại hội đồng cổ đông chấp thuận. + Cổ phần đã được chuyển nhượng cho người khác không phải lại cổ đông sáng lập sẽ tự do. + Ngoại lệ: · Điều lệ công ty quy định về hạn chế chuyển nhượng và cổ phiếu của cổ phần đó có ghi nhận hạn chế chuyển nhượng này. · Khoản 3 Điều 120 LDN: điều kiện áp dụng: CPPT của CĐSL, mua tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp, chuyển nhượng trong 3 năm kể từ ngày đăng ký thành lập doanh nghiệp. |
– Tính bắt buộc: không bắt buộc phải có trong CTCP.
– Tính phổ biến: + Đối với CPƯĐ cổ tức, hoàn lại, CPƯĐ khác sẽ do điều lệ công ty quy định hoặc Đại hội đồng cổ đông quy định. + Đối với CPƯĐ biểu quyết: chỉ có 2 chủ thể mới có quyền sở hữu là cổ đông sáng lập và tổ chức được cổ phần ủy quyền. Chỉ được sở hữu trong vòng 03 năm, sau 03 năm kể từ ngày thành lập công ty thì CPƯĐ biểu quyết sẽ tự động chuyển đổi CPPT. Đối với CP tổ chức được CP ủy quyền thì sẽ chuyển đổi thành CPPT khi điều lệ công ty có quy định. + Đối với CPƯĐ còn lại sẽ do Đại hội đồng cổ đông quyết định để chuyển đổi thành CPPT. – Hạn chế: + CPƯĐ biểu quyết: mỗi cổ phần ưu đãi biểu quyết sẽ có số biểu quyết nhiều hơn CPPT. Hạn chế không được phép chuyển nhượng. Cho tới khi CPƯĐ biểu quyết tự động chuyển đổi thành CPPT thì khi đó dưới tư cách CPPT mới được chuyển nhượng số cổ phần đó. + CPƯĐ cổ tức thì được trả cổ tức cao hơn CPPT. Hạn chế là sẽ không được tham gia biểu quyết và Đại hội đồng cổ đông không đề cứ vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát. + Ngoại lệ: · Nếu như cuộc họp Đại hội đồng cổ đông đang bàn bạc về một vấn đề có ảnh hưởng bất lợi đến lợi ích quyền lợi của CĐƯĐ thì sẽ được biểu quyết. · CPƯĐ hoàn lại thì được rút vốn, được yêu cầu công ty trả lại vốn góp bất kỳ lúc nào. Hạn chế giống cổ phần ưu đãi cổ tức. · CPƯĐ biểu quyết số biểu quyết cao hơn. |
2.2 Những loại tranh chấp các cổ đông phổ biến:
– Tranh chấp tư cách thành viên, cổ đông doanh nghiệp: cổ đông/thành viên không góp không đủ vốn đã đăng ký nhưng yêu cầu được hưởng lợi ích đầy đủ như các cổ đông đã góp đủ vốn.
– Tranh chấp phát sinh từ phương thức góp và tài sản góp vốn: định giá tài sản cao hơn giá trị thực tế; không chuyển sở hữu tài sản góp vốn; không thỏa thuận với nhau trước về việc góp vốn và giá trị góp vốn bằng tài sản.
– Tranh chấp về việc mua cổ phần chào bán của các công ty cổ phần.
– Tranh chấp từ việc chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp và tính hợp pháp của các hợp đồng chuyển nhượng liên quan.
– Tranh chấp về phương thức quản lý, điều hành nội bộ trong doanh nghiệp.
– Tranh chấp liên quan tới việc thủ tục tổ chức các cuộc họp Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên công ty.
– Tranh chấp về thẩm quyền thông qua các quyết định quản lý nội bộ doanh nghiệp.
– Tranh chấp về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức giám đốc, người đại diện pháp luật của công ty.
2.3 Thẩm quyền giải quyết tranh chấp
Để xác định thẩm quyền giải quyết của Tòa án trong các tranh chấp về kinh doanh, thương mại, trước hết phải xác định tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của hệ thống TAND theo quy định tại Điều 30 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 hay thuộc thẩm quyền giải quyết của trọng tài thương mại quy định tại Điều 2 Nghị định số 22/2017/NĐ-CP nếu các bên đương sự đã có thỏa thuận trọng tài hợp lệ thì việc giải quyết tranh chấp không thuộc thẩm quyền của Tòa án.
– Căn cứ vào khoản 4 Điều 30 BLTTDS 2015 quy định những tranh chấp về kinh doanh thương mại thuộc thẩm quyền của Tòa án:
“Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty; tranh chấp giữa công ty với người quản lý trong công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc thành viên Hội đồng quản trị, giám đốc, tổng giám đốc trong công ty cổ phần, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, bàn giao tài sản của công ty, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty”.
– Căn cứ vào điểm a khoản 1 Điều 37 BLTTDS 2015 quy định thẩm quyền của TAND cấp tỉnh theo đó những tranh chấp cụ thể quy định tại khoản 2, 3, 4, 5 Điều 30 BLTTDS 2015 thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có thẩm quyền xét xử cấp sơ thẩm.
– Căn cứ để phân định thẩm quyền theo lãnh thổ tuân theo nguyên tắc xác định thẩm quyền theo lãnh thổ được quy định tại khoản 1 Điều 39 BLTTDS 2015 và thẩm quyền theo sự lựa chọn của nguyên đơn theo quy định tại khoản 1 điều 40 BLTTDS 2015. Việc xác định này cũng giống như trong các tranh chấp về dân sự, hôn nhân gia đình và lao động. Các nguyên tắc cơ bản xác định thẩm quyền theo lãnh thổ bao gồm: (i) Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức; (ii) Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức; (iii) Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết những tranh chấp về bất động sản.
2.4 Trình tự giải quyết tranh chấp tại Tòa án
– Thứ nhất, nộp đơn khởi kiện:
Công ty hoặc thành viên công ty cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm thì có quyền khởi kiện theo quy định tại Điều 186 BLTTDS 2015: “Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án (sau đây gọi chung là người khởi kiện) tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình”, hình thức, nội dung đơn khởi kiện tuân theo quy định tại Điều 189 BLTTDS 2015.
– Thứ hai, về thủ tục thụ lý vụ án:
Sau khi nộp đơn khởi, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Tòa án phải xem xét và có một trong các quyết định sau đây:
(i) Thụ lý vụ án nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết;
(ii) Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và báo cho người khởi kiện, nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án khác;
(iii) Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện, nếu việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án, nếu đơn khởi kiện đảm bảo đúng, đầy đủ nội dung Tòa án tiến hành thụ lý vụ án và gửi Thông báo thụ lý vụ án cho các bên tranh chấp biết việc thụ lý vụ án đồng thời có ý kiến gửi cho Tòa án.
– Thứ ba, về giao nộp chứng cứ và yêu cầu Tòa án thu thập chứng cứ:
Điều 94 BLTTDS 2015 quy định khá rõ chứng cứ được thu thập từ các nguồn: “Tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được, dữ liệu điện tử; vật chứng; lời khai của đương sự; lời khai của người làm chứng; kết luật giám định; biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ; kết quả định giá tài sản, thẩm định giá tài sản; văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý do người có chức năng lập; văn bản công chứng, chứng thực; các nguồn khác mà pháp luật quy định”. Như vậy, cùng với việc nộp đơn khởi kiện thì nguyên đơn phải cung cấp tài liệu chứng cứ, chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và bị đơn nếu phản đối yêu cầu của nguyên đơn thì cũng phải cung cấp các tài liệu chứng cứ để chứng minh cho sự phản đối của mình.
Trong quá trình giải quyết vụ án, nếu như tài liệu, chứng cứ các đương sự không thể cung cấp được thì có thể yêu cầu Tòa án thu thập theo quy định pháp luật.
– Thứ tư, về hòa giải vụ án tranh chấp giữa công ty với thành viên công ty:
Khoản 1 Điều 205 BLTTDS năm 2015 quy định: “Trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án, Tòa án tiến hành hòa giải để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án, trừ những vụ án không được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải được quy định tại Điều 206 và Điều 207 của Bộ luật này hoặc vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn”.
Theo đó, phạm vi hòa giải vụ án kinh doanh thương mại rất rộng, đó là những tranh chấp được quy định tại các Điều 30 BLTTDS năm 2015, trừ những vụ án không được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải được theo quy định tại Điều 206 và Điều 207 của BLTTDS năm 2015 hoặc vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn.
Trên cơ sở lời trình bày của các bên, Thẩm phán lập biên bản hòa giải xác định những vấn đề các bên đã thống nhất, những vấn đề chưa thống nhất và yêu cầu đương sự trình bày bổ sung những vấn đề chưa rõ, chưa thống nhất. Biên bản hòa giải phải có đầy đủ chữ ký của những người tham gia phiên họp.
Khi các bên đương sự đã tìm được tiếng nói chung và thống nhất được phương pháp giải quyết vụ án kinh doanh thương mại trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng, không vi phạm điều cấm của luật cũng như đạo đức xã hội thì khi đó, căn cứ Điều 213 BLTTDS năm 2015, (Hiệu lực của quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự) quyết định này sẽ có hiệu lực pháp luật ngay sau khi được ban hành và không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.
– Thứ năm, thủ tục xét xử:
Theo điểm b khoản 1 Điều 203 BLTTDS 2015, đối với các vụ án kinh doanh, thương mại quy định tại Điều 30 BLTTDS 2015 là những vụ án phát sinh từ các quan hệ rất nhạy cảm, đòi hỏi phải giải quyết kịp thời. Vì vậy, thời hạn chuẩn bị xét xử đối với các vụ án này là 02 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án. Đối với các vụ án có tính chất phức tạp hoặc do trở ngại khách quan thì Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử nhưng không quá 01 tháng đối với vụ án kinh doanh, thương mại. Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa, trong trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là 02 tháng.
Theo Điều 222 BLTTDS 2015, phiên tòa phải được tiến hành đúng thời gian, địa điểm đã được ghi trong quyết định đưa vụ án ra xét xử hoặc trong giấy báo mở lại phiên tòa trong trường hợp phải hoãn phiên tòa. Thành phần tham gia phiên tòa được quy định từ Điều 227 đến Điều 232 BLTTDS 2015. Trong một số trường hợp được quy định tại BLTTDS 2015 thì có thể hoãn phiên tòa, nhưng thời hạn hoãn phiên tòa không quá 30 ngày kể từ ngày ra quyết định hoãn phiên tòa.
Thủ tục tiến hành phiên tòa sơ thẩm bao gồm: Chuẩn bị khai mạc phiên tòa; thủ tục bắt đầu phiên tòa; thủ tục hỏi tại phiên tòa; thủ tục tranh luận tại phiên tòa; nghị án và tuyên án.
Trên đây là tư vấn của HÃNG LUẬT HTM về vấn đề “TRANH CHẤP PHÁP LÝ GIỮA CÁC CỔ ĐÔNG TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN TẠI VIỆT NAM”.
Quý khách có nhu cầu được tư vấn và hỗ trợ pháp lý, xin vui lòng liên hệ:
Điện thoại: 0989 111 863 | 0359 759 200 Email: luathtm.vn@gmail.com
Địa chỉ: Tầng 6, số 3 ngõ 39 phố Phạm Tuấn Tài, Cổ Nhuế 1, Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
Fanpage: https://www.facebook.com/luathtm/ Website: https://luathtm.vn/
Zalo liên hệ Luật sư: 0989 111 863 – Mã QR Zalo Luật sư:
Tham khảo thêm:
2. https://tintuc.luathtm.vn/tu-che-su-dung-phao-trai-phep-se-bi-xu-ly-the-nao-2408.html
3. https://tintuc.luathtm.vn/an-treo-dieu-kien-de-duoc-huong-an-treo-theo-blhs-2015
4. https://tintuc.luathtm.vn/khoi-kien-vu-an-hanh-chinh-2030.html
5. https://tintuc.luathtm.vn/khoi-kien-vu-an-tranh-chap-dat-dai-2230.html
6. https://tintuc.luathtm.vn/cac-hinh-phat-theo-quy-dinh-cua-blhs-2015-2273.html