BẢO HỘ KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP

BẢO HỘ KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP

Tại Việt Nam, kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này. Kiểu dáng công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong nhiều loại sản phẩm được sản xuất hàng loạt cũng như các sản phẩm thủ công riêng lẻ: từ các dụng cụ kỹ thuật y tế đến các sản phẩm xa xỉ; từ các đồ dùng gia dụng, đồ chơi, đồ gỗ và thiết bị điện đến xe hơi, các tác phẩm kiến trúc; từ kiểu dáng hàng dệt may đến dụng cụ thể thao. Kiểu dáng công nghiệp cũng được áp dụng cho bao bì và hộp đựng sản phẩm.

Sau đây HÃNG LUẬT HTM xin được trình bày về quy định trong Bảo hộ kiểu dáng công nghiệp như sau:


BẢO HỘ KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP

1. CƠ SỞ PHÁP LÝ

– Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2022;

– Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN hướng dẫn thi hành nghị định số 103/2006/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp;

– Thông tư số 16/2016/TT-BKHCN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN hướng dẫn thi hành nghị định số 103/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, được sửa đổi, bổ sung theo thông tư số 13/2010/TT-BKHCN ngày 30 tháng 7 năm 2010, Thông tư số 18/2011/TT-BKHCN ngày 22 tháng 7 năm 2011 và Thông tư số 05/2013/TT-BKHCN.

2. NỘI DUNG

2.1 Khái niệm

– Theo khoản 13 Điều 4 Luật SHTT: “Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm, được thể hiện bằng đường nét, hình khối, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này và nhìn thấy được trong quá trình khai thác công dụng của sản phẩm hoặc sản phẩm phức hợp.”.

+ Yếu tố 2D: họa tiết, màu sắc, đường nét;

+ Yếu tố 3D: hình khối, cấu trúc

Lưu ý: Kiểu dáng công nghệ là giải pháp về mỹ thuật khác với sáng chế là giải pháp mang tính kỹ thuật.

– Ý nghĩa của việc bảo hộ kiểu dáng công nghiệp:

+ Trách sự sao chép nhiều mã sản phẩm

+ Các yếu tố thẩm mỹ bên ngoài của sản phẩm thu hút người tiêu dùng

+ Bảo vệ nhà sản xuất hay doanh nghiệp chống lại hành vi xâm phạm khi có tranh chấp xảy ra

+ Bảo vệ để chống lại sự sao chép và khai thác thương mại trái phép bởi các chủ thể khác

+ Thúc đẩy sáng tạo và góp phần tạo môi trường cạnh tranh công bằng, lành mạnh.

2.2 Điều kiện bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

  • Có tính mới (Điều 65 Luật Sở hữu trí tuệ).
  • Có tính sáng tạo của kiểu dáng công nghiệp (Điều 66 Luật SHTT)
  • Có khả năng áp dụng công nghiệp

2.3 Các đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa kiểu dáng công nghiệp

– Hình dáng bên ngoài của sản phẩm do đặc tính kỹ thuật của sản phẩm bắt buộc phải có;

– Hình dáng bên ngoài của công trình xây dựng dân dụng hoặc công nghiệp;

– Hình dáng của sản phẩm không nhìn thấy được trong quá trình sử dụng sản phẩm

– Kiểu dáng công nghiệp vi phạm đạo đức, trái thuần phong mỹ tục (như cổ vũ phân biệt chủng tộc, bạo lực,…)

2.4 Xác lập quyền đối với KDCN

a. Căn cứ phát sinh quyền đối với KDCN

– Xác lập trên có sở quyết định cấp văn bản Bảo hộ, không tự động phát sinh.

b. Chủ thể có quyền nộp đơn đăng ký KDCN

– Thứ nhất là tác giả tạo ra KDCN bằng công sức và chi phí của mình.

– Thứ hai là tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả dưới hình thức giao việc, thuê việc.

Trường hợp nhiều tổ chức, cá nhân cùng nhau tạo ra hoặc đầu tư để tạo ra kiểu dáng công nghiệp thì các tổ chức, cá nhân đó đều có quyền đăng ký và quyền đăng ký đó chỉ được thực hiện nếu được tất cả các tổ chức, cá nhân đó đồng ý.

Người có quyền đăng ký có quyền chuyển giao quyền đăng ký cho tổ chức, cá nhân khác dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản, để thừa kế hoặc kế thừa theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp đã nộp đơn đăng ký.

c. Yêu cầu đối với đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp

– Tờ khai đăng ký

– Tài liệu xác định KDCN cần bảo hộ gồm bản mô tả và bộ ảnh chụp, bản vẽ KDCN

– Giấy ủy quyền (nếu đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được nộp thông qua tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp)

– Tài liệu chứng minh quyền đăng ký (VD: Hợp đồng lao động, Hợp đồng,..)

– Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (VD: Đơn đấu tên hợp lệ)

– Chứng từ nộp phí, lệ phí. Đây là văn bản giúp chứng minh chủ thể nộp đơn đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính khi đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp.

2.5 Thời hạn bảo hộ

– Căn cứ Điều 93 Luật SHTT: “Bằng độc quyền KDCN có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết năm 5 năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn hai lần liên tiếp, mỗi lần 5 năm”.

Tức được bảo hộ tối đa 15 năm, bởi vì, tính chất của KDCN là hình dáng bên ngoài của sản phẩm thể hiện qua đặc tính thẩm mỹ của sản phẩm nên bị ảnh hướng bởi các yếu tố như xu hướng, tiêu dùng, thẩm mỹ,… của người tiêu dùng nên dễ thay đổi trong thời gian ngắn. Do đó thời hạn bảo hộ không dài, chủ sở hữu cân nhắc xu hướng tiêu dùng để gia hạn, tránh chi phí.

2.6 Quy trình đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

Bước 1. Nộp đơn đăng ký:

a. Hình thức nộp giấy

Người nộp đơn có thể nộp đơn đăng kiểu dáng công nghiệp trực tiếp hoặc qua dịch vụ của bưu điện đến một trong các điểm tiếp nhận đơn của Cục Sở hữu trí tuệ.

b. Nộp trực tuyến

Điều kiện để nộp đơn trực tuyến: Người nộp đơn cần có chứng thư số và chữ ký số, đăng ký tài khoản trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến và được Cục Sở hữu trí tuệ phê duyệt tài khoản để thực hiện các giao dịch đăng ký quyền sở hữu trí tuệ.

Trình tự nộp đơn trực tuyến: Người nộp đơn cần thực hiện việc khai báo và gửi đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ, sau khi hoàn thành việc khai báo và gửi đơn trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến, Hệ thống sẽ gửi lại cho người nộp đơn Phiếu xác nhận nộp tài liệu trực tuyến. Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày gửi đơn trực tuyến, người nộp đơn phải đến một trong các điểm tiếp nhận đơn của Cục Sở hữu trí tuệ vào các ngày làm việc trong giờ giao dịch để xuất trình Phiếu xác nhận tài liệu nộp trực tuyến và tài liệu kèm theo (nếu có) và nộp phí/lệ phí theo quy định. Nếu tài liệu và phí/lệ phí đầy đủ theo quy định, cán bộ nhận đơn sẽ thực hiện việc cấp số đơn vào Tờ khai trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến, nếu không đủ tài liệu và phí/lệ phí theo quy định thì đơn sẽ bị từ chối tiếp nhận. Trong trường hợp Người nộp đơn không hoàn tất thủ tục nộp đơn theo quy định, tài liệu trực tuyến sẽ bị hủy và Thông báo hủy tài liệu trực tuyến được gửi cho Người nộp đơn trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến.

Bước 2. Thẩm định hình thức đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp

Việc thẩm định hình thức nhằm đánh giá tính hợp lệ của đơn đăng ký.

Nếu đơn đăng ký hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo chấp nhận đơn hợp lệ.

Nếu đơn đăng ký không hợp lệ (các trường hợp thuộc khoản 2 Điều 109 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019, 2022), Cục Sở hữu trí tuệ sẽ thực hiện các thủ tục sau:

– Thông báo dự định từ chối chấp nhận đơn hợp lệ, trong đó phải nêu rõ lý do và ấn định thời hạn để người nộp đơn sửa chữa thiếu sót hoặc có ý kiến phản đối dự định từ chối.

– Thông báo từ chối chấp nhận đơn hợp lệ nếu người nộp đơn không sửa chữa thiếu sót, sửa chữa thiếu sót không đạt yêu cầu hoặc không có ý kiến xác đáng phản đối dự định từ chối trên.

Đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được thẩm định hình thức trong thời hạn một tháng, kể từ ngày nộp đơn.

Bước 3. Công bố đơn

Đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp đã được cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp chấp nhận hợp lệ sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp.

Đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được công bố trong thời hạn hai tháng kể từ ngày đơn được chấp nhận là đơn hợp lệ.

Bước 4. Thẩm định nội dung

Việc thẩm định nội dung nhằm đánh giá khả năng cấp Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp khi đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp đã được công nhận là hợp lệ.

Thời hạn thẩm định nội dung đối với kiểu dáng công nghiệp không quá bảy tháng, kể từ ngày công bố đơn.

Bước 5. Cấp, từ chối cấp Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp

Nếu đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp không thuộc trường hợp từ chối cấp văn bằng bảo hộ quy định tại khoản 1, khoản 2 và điểm b khoản 3 Điều 117 của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại điểm a khoản 42 Điều 1 của Luật sở hữu trí tuệ 2022 người nộp đơn nộp lệ phí thì cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp quyết định cấp Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp và ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp.


Trên đây là tư vấn của HÃNG LUẬT HTM về vấn đề quy định “BẢO HỘ KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP”.

Quý khách có nhu cầu được tư vấn và hỗ trợ pháp lý, xin vui lòng liên hệ:

Điện thoại: 0989 111 863  | 0359 759 200             Email: luathtm.vn@gmail.com    

Địa chỉ: Tầng 6, số 3 ngõ 39 phố Phạm Tuấn Tài, Cổ Nhuế 1, Bắc Từ Liêm, Hà Nội.     

Fanpage: https://www.facebook.com/luathtm/             Website: https://luathtm.vn/

Zalo liên hệ Luật sư: 0989 111 863  –  Mã QR Zalo Luật sư:  


Tham khảo thêm: 

1. https://tintuc.luathtm.vn/gia-dinh-chau-cua-nguoi-co-cong-voi-cach-mang-duoc-giam-nhe-trach-nhiem-hinh-su-khong-2427.html

2. https://tintuc.luathtm.vn/tu-che-su-dung-phao-trai-phep-se-bi-xu-ly-the-nao-2408.html

3. https://tintuc.luathtm.vn/an-treo-dieu-kien-de-duoc-huong-an-treo-theo-blhs-2015

4. https://tintuc.luathtm.vn/khoi-kien-vu-an-hanh-chinh-2030.html

5. https://tintuc.luathtm.vn/khoi-kien-vu-an-tranh-chap-dat-dai-2230.html

6. https://tintuc.luathtm.vn/cac-hinh-phat-theo-quy-dinh-cua-blhs-2015-2273.html

Comments (0)
Add Comment